Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương của tỉ phú người Mỹ gốc Ireland thông báo trên website rằng nhà sáng lập giàu lòng nhân đạo của họ đã qua đời ở thành phố San Francisco (bang California,ịtỉphútừngquyêntừthiệntoànbộgiasảnvừaquađờđiện thoại gaming Mỹ).
Ít ai biết rằng phần lớn gia tài của ông Feeney đến từ việc đồng sáng lập Duty Free Shoppers (DFS), chuỗi cửa hàng miễn thuế tại các sân bay, vào năm 1960 với một bạn học từ thời còn là sinh viên Đại học Cornell (bang New York).
Năm 1996, ông Feeney bán cổ phần DFS cho Tập đoàn LVMH của Pháp, cũng là phía hiện sở hữu phần lớn cổ phần của chuỗi cửa hàng nổi tiếng. DFS có hơn 850 cửa hàng trải khắp 5 châu.
Tỉ phú Feeney cũng là người khởi xướng phong trào "Cho đi khi còn sống". Theo đó, ông tin rằng có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao khi quyên góp tài sản trong lúc còn sống, hơn là phải đợi đến khi qua đời mới thành lập quỹ thiện nguyện.
Ông Feeney thiết lập Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương vào năm 1982, và chỉ mất 2 năm để chuyển toàn bộ tài sản kinh doanh cho tổ chức này. Năm 2020, tổ chức đã đóng cửa sau khi tuyên bố đã thành công trao tặng mọi tài sản cho mục đích từ thiện.
Tổng cộng, Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương trao tặng 8 tỉ USD khắp 5 châu, đa số dưới dạng ẩn danh. Các khoản tiền hỗ trợ nhằm ủng hộ giáo dục, chăm sóc y tế…
Trong trường hợp Việt Nam, tổ chức từ năm 1998 đến 2006 đã gửi tặng Việt Nam tổng số tiền $220 triệu USD cho các hoạt động từ thiện như đề án giáo dục, y tế, thư viện.
Trong cuốn sách "Thư gửi quý nhà giàu Việt Nam" của tác giả Nguyễn Xuân Xanh, ông Feeney từng tâm sự: "Việt Nam đối với ông như ngọn đèn, và ông như con mối. Mối cứ bay lăn xả vào đèn. Ông hoạt động hết sức âm thầm, chỉ nhắm tới tính hiệu quả".
Ba thập niên cuối của cuộc đời, ông Feeney sống hết sức tằn tiện: ông không sở hữu nhà lẫn xe, mà chỉ ở nhà thuê. Và ông đã qua đời sau khi chứng kiến sự đóng góp của mình đang đến lợi ích cho những cộng đồng đang cần đến.