Bộ GD-ĐT cho biết,ĐềxuấttừchỉthitốtnghiệpTHPTvớimônbắtbuộxsmb quay thử trong quá trình đánh giá tác động về số môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tại TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang, có nhiều ý kiến đề xuất về lựa chọn 2+2. Cụ thể: thí sinh học chương trình THPT và chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT phải thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán, cộng thêm 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học lớp 12 (gồm cả ngoại ngữ và lịch sử).
Kết quả, có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến, trong đó có 40% chọn lựa chọn 4+2; 59,8% chọn lựa chọn 2+2 môn thi và 0,2% chọn ý kiến khác.
Theo phân tích, lựa chọn 2+2 có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm.
Trong đó, có tới 3 ưu điểm: giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí tiền bạc, thời gian cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn so với hiện nay thi 6 môn); không gây mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, giúp học sinh dành thời gian học các môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp; thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để phát huy năng lực sở trường, có kết quả thi thuận lợi để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.
Nhược điểm duy nhất của phương án này là có thể ảnh hưởng đến việc dạy và học môn lịch sử và ngoại ngữ, là 2 môn bắt buộc phải học.
Bộ GD-ĐT cho rằng, trong số các nội dung xin ý kiến về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 thì đã thống nhất được các điểm như: mục đích của kỳ thi, hình thức môn thi, sự phân cấp, trách nhiệm của địa phương và T.Ư. lộ trình triển khai, số lượng môn thi tự chọn….
Cũng theo Bộ GD-ĐT, đang có ý kiến khác nhau về số môn thi bắt buộc, những môn thi bắt buộc; cũng như các phân tích, đánh giá ưu/nhược điểm khác nhau của các lựa chọn môn thi bắt buộc.